trung tam dien lanh

Các lý giải về thực phẩm.

Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe nhiều người nói rằng, rau chín sẽ mất hết chất dinh dưỡng, tôm hùm biết “gào thét” khi bị luộc, rượu sẽ hoàn toàn bay hơi trong khi nấu, lò vi sóng “phá hủy” các chất dinh dưỡng… nhưng liệu ta đã hiểu đúng về những điều đó?

Thêm dầu vào nước luộc mì ống sẽ không bị dính.

Thêm dầu vào nước luột mỳ.

Bạn được khuyên nên thêm dầu vào trong nước luộc mỳ ống để chúng không bị dính lại với nhau và với cả đáy nồi.

Nhưng bạn có biết, nước và dầu không pha trộn. Việc cho thêm dầu vào nước luộc mì ống không hề giúp mì không bị dính vào nhau. Thậm chí, nó sẽ loại đi một phần dinh dưỡng nhất định của mỳ ống và thêm vào lượng calo không cần thiết. Hơn nữa, một ít dầu còn sót lại trên mì làm ngăn cản việc hấp thụ nước sốt sau đó.

Cách tốt nhất để mì không bị dính là hãy giữ nước của bạn sôi liên tục để mỳ ống luôn di chuyển xung quanh và khuấy nó thường xuyên.

Rau nấu chín ít dinh dưỡng hơn.

Rau luột chín sẽ mất dinh dưỡng.

Nhiều người nói, đun nấu thức ăn giết chết các enzym có trong các loại rau khiến chúng ít dinh dưỡng hơn.

Thực tế lại không hoàn toàn như vậy. Mặc dù khi nấu các loại rau quả, chất dinh dưỡng có thể bị mất đi, nhưng đôi khi nấu ăn có thể làm tăng lượng chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể.

Ví dụ như chất chống oxy hóa lycopene trong cà chua. Khi được nấu chín, cà chua sẽ tạo thêm nhiều lycopene hơn là trong cà chua tươi.

Lò vi sóng “phá hủy” các chất dinh dưỡng.

Lò vi sóng phá hủy dinh dưởng.

Chúng ta luôn nghe thấy rằng, nấu ăn bằng lò vi sóng có thể phá hủy chất dinh dưỡng hay lò vi sóng làm cho thực phẩm mất an toàn.

Sự thật là lò vi sóng nấu thực phẩm bằng cách sinh ra các sóng năng lượng làm rung các phân tử nước có trong thực phẩm. Các phân tử nước rung động cọ sát vào nhau sinh ra nhiệt làm chín thức ăn.

Nấu ăn bằng lò vi sóng không gây nguy cơ nhiễm sóng, nó cũng tạo ra ít nhiệt hơn và thời gian nấu ngắn hơn các phương pháp nấu ăn thông thường.

Thời gian nấu chín thức ăn càng ngắn thì càng giữ được nhiều vitamin. Vì vậy, nấu bằng lò vi sóng thực chất giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn các cách nấu ăn truyền thống.

Rượu hoàn toàn bị bay hơi trong khi nấu.

Rượu hoàn toàn bị bay hơi trong khi nấu

Rượu được coi là một trong những gia vị tuyệt vời để thêm vào sức quyến rũ cho các món ăn. Và bạn chắc chắn sẽ không bao giờ bị say xỉn khi ăn chúng vì rượu đã hoàn toàn bị bay hơi trong quá trình nấu?

Thực tế là tùy thuộc vào phương pháp nấu, nhiệt độ và thời gian nấu mà có thể 85% rượu vẫn còn tồn tại trong món ăn. Ngay cả khi rượu được cho vào nước sôi, nó vẫn có thể giữ lại các chất gây say xỉn.

Còn nếu bạn muốn “trục xuất” hoàn toàn rượu ra khỏi món ăn, bạn cần phải nấu chín thức ăn trong ít nhất 3 tiếng đồng hồ.

Tôm hùm “gào thét” khi bị luộc.

Tôm hùm “gào thét”  khi bị luộc

Nhiều người cho rằng, tôm hùm thật sự đã hét lên do đau đớn khi bị cho vào nước sôi.

Sự thật là tôm hùm không hề có dây âm thanh vì vậy chúng không thể hét lên. Khi bị “ném” vào nồi nước sôi, hơi nước sẽ tích tụ trong khung vỏ của tôm hùm và không có lối thoát.

Thứ âm thanh the thé mà chúng ta nghe thấy thực ra là tiếng “huýt sáo” của không khí bị giữ trong khung vỏ mà thôi.

Bánh mì bị khô, cũ do mất nước.

Bánh mì bị khô, cũ do mất nước

Bạn cho rằng, nếu bạn không thắt chặt miệng túi hoặc để bánh mì tiếp xúc với ánh sáng Mặt trời, nó sẽ trở nên khô cứng nhanh chóng do mất đi độ ẩm?

Nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại. Bánh mì liên tục hấp thụ độ ẩm từ bên ngoài. Khi hấp thụ độ ẩm, các tinh bột trong bánh mì sẽ bắt đầu kết tinh, khiến cho bánh trở nên khô cứng.

Điều này lý giải tại sao bánh mì để trong tủ lạnh (môi trường ẩm ướt và lạnh) bị khô cứng nhanh hơn 6 lần bánh mỳ để ở nhiệt độ thường.

Bài viết liên quan
Website: Trung Tâm Điện Lạnh
Được quản lý bởi: CTY TNHH DV KT CƠ ĐIỆN LẠNH SỐ ĐỎ
Điện thoai: 028.6670.4444 or 028.2217.5555
GPĐKKD: 0311593828. Do Sở KH & ĐT TP.HCM Cấp ngày 03/03/2012