- Đơn vị sửa máy lạnh uy tín chuyên nghiệp
- Sửa lò vi sóng không nóng không hoạt động
- Sửa máy lạnh không lạnh, yếu lạnh
Lò vi sóng sẽ trở nên nguy hiểm khi người dùng sử dựng không chính xác như nấu chín thực phẩm không đồng đều, bị bỏng nước do hơi nước thoát ra từ lò, bức xạ bị rò rỉ do hư hỏng lò nướng nhưng tỉ lệ là khá nhỏ.
Sử dụng lò si nóng để nấu ăn hay hâm nóng bằng các phương pháp không chuẩn có thể dẫn đến một số trường hợp gây hại hay hết sức nguy hiểm. Một số kinh nghiệm giúp bạn hiểu đúng hơn về cách sử dụng lò vi sóng, nhằm bảo vệ an toàn cho sức khỏe gia đình và kéo dài tuổi thọ lò vi sóng.
Rã đông bằng lò vi sóng.
Lấy thực phẩm ra khỏi bao bì trước khi rã đông. Không sử dụng khay nhựa xốp và bọc nhựa bởi vì chúng có thể không chịu được nhiệt độ cao. Các chất liệu này tan chảy làm cho hóa chất ngấm vào thực phẩm.
Nấu thịt, gia cầm, các món trứng và cá ngay lập tức sau khi rã đông trong lò vi sóng bởi một số phần của thực phẩm đông lạnh có thể bắt đầu đã nấu trong quá trình rã đông. Đừng nấu thực phẩm rã đông một phần để sử dụng sau đó.
Bọc thực phẩm bằng nắp hoặc bóng kính an toàn cho lò vi sóng để giữ hơi nước và làm nóng đều, an toàn.
Sau khi hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng, hãy để thức ăn trong lò một vài phút. Sau đó sử dụng nhiệt kế thực phẩm sạch để kiểm tra thực phẩm đã đạt nhiệt độ 74 độ C chưa.
Khay và bọc thực phẩm dùng cho lò vi sóng.
Chỉ sử dụng dụng cụ được sản xuất đặc biệt chuyên cho lò vi sóng. Khay, đĩa, tô thủy tinh, sứ và nhựa đều cần phải được dán nhãn sử dụng cho lò vi sóng.
Không bao giờ dùng tô, đĩa chất liệu kim loại trong lò vi sóng vì nó có thể gây ra tia lửa.
Không bao giờ sử dụng túi nilon mỏng, giấy màu nâu hoặc các túi nhựa, báo, hoặc giấy nhôm trong lò vi sóng.
Không bao giờ dùng các tô, khay nhựa như hộp bơ và các loại hộp dùng một lần để quay thức ăn trong lò vi sóng. Các dụng cụ loại này khi gặp nhiệt độ cao có thể tan chảy, khiến các hóa chất độc hại ngấm vào thức ăn.
Nấu bằng lò vi sóng.
Không dùng công suất lớn khi chế biến một miếng thịt lớn. Bạn nên nấu với mức công suất vừa phẩm tầm 50% trong thời gian dài để có thể đảm bảo thịt được nấu chín toàn bộ chứ không chỉ ở bên ngoài.
Sắp xếp thức ăn đều trong đĩa/tô được đậy kín và thêm một chút nước nếu cần.Nếu không có nắp đậy bạn có thể đậy thức băn bằng giấy bóng chuyên dụng và nhớ nới lỏng giấy hay dùng nắp có lỗ thoát hơi nước.Các vi khuẩn có hại sẽ được tiêu diệt bởi hơi nước nóng được tạo ra giúp đảm bao thức năn được nấu đồng đều.
Hãy khuấy hoặc xoay thức ăn nửa chừng thời gian nấu để có thể đảm bảo đã nấu toàn bộ thực phẩm, tránh còn sót lại các điểm lạnh đồng nghĩa với việc loại bỏ các vi khuẩn có hại có thể tồn tại.
Không hâm nóng thức ăn có tính axit như sốt cà chua trong sản phẩm làm từ nhựa như hộp, bát … Điều này tránh gây biến chất thức ăn.
Dùng nhiệt độ thực phẩm để kiểm tra thức ăn đã đạt đến nhiệt độ bên trong an toàn tối thiểu chưa.Do công suất giữa các lò vi sóng có thể khác nhau nên thời gian nấu cũng có sự khác biệt. Nhiệt độ trong an toàn tối thiểu như sau :
- Nấu thịt bò, thịt lợn, thịt bê, sườn tươi cắt miếng ở nhiệt độ bên trong tối thiểu 63 độ C (được đo bằng nhiệt kế thực phẩm trước khi đưa thực phẩm ra khỏi nguồn nhiệt). Giữ nguyên thịt trong lò khoảng 3 phút rồi mới dùng để đảm bảo an toàn và chất lượng.. Tùy theo khẩu vị mà bạn có thể đun nấu ở mưc nhiệt độ cao hơn.
- Nấu thịt bò, thịt lợn, thịt bê xay ở nhiệt độ trong tối thiểu 72 độ C.
- Nấu các thức ăn có trứng và thịt hầm ở nhiệt độ bên trong tối thiểu 72 độ C.
- Nấu gia cầm ở nhiệt độ bên trong tối thiểu 74 độ C.Không nên nấu các loại gia cầu nguyên con hay nhồi để tránh không đạt nhiệt độ cần thiết để diệt khuẩn trong thực phẩm trong quá trình nấu.
- Hâm nóng thức ăn thừa ở nhiệt độ 73 độ C.