Khi xã hội ngày càng hiện đại, nhu cầu cuộc sống cao thì việc lắp đặt máy lạnh trong phòng làm việc, phòng khách hay phòng ngủ giờ đây đã không còn xa lạ với mọi người. Nhưng bên cạnh việc chọn mua một chiếc máy lạnh tốt, thì chúng ta cần phải có chu kỳ bảo dưỡng máy lạnh hợp lý để gia tăng tuổi thọ và hạn chế máy móc hư hỏng ngoài ý muốn. Sau đây là một số kinh nghiệm trong việc sử dụng máy lạnh.
Hiện tượng “bẫy dầu”?
Một số trường hợp do vị trí lắp máy không thuận tiện nên phải để cục nóng ở sân thượng hoặc mái nhà… Nói chung là những vị trí cao hơn cục lạnh.
Nếu không xử lý kip thời thì vài ngay sau máy có thể bị hỏng. Bởi vì cục nóng có chứa gas và dầu bôi trơn, khi máy chạy gas bay hơi còn dầu chạy theo chiều dốc của ống và đọng lại trong cục lạnh khiến máy không lạnh, trong khi đó block máy lại thiếu dầu bôi trơn. Thợ có kinh nghiệm sẽ làm một oil cap (bẫy dầu) bằng cách uốn ống hình chữ U để không cho dầu rơi xuống cục lạnh gây cháy block vì cục nóng thiếu dầu bôi trơn.
Không để cục nóng bị “đối gió”.
Lưu ý khi cục nóng đặt ở vị trí có hướng gió thổi trực tiếp vào bề mặt thoát nhiệt của máy sẽ xuất hiện hiện tượng “đối gió”. Nhiệt từ máy thoát ra bị gió tự nhiên thổi ngược trở vào máy khiến cho máy không giải nhiệt được và gây ra hiện tượng quá nhiệt khiến máy thường xuyên bị tắt bất thường.
Làm gì nếu cục nóng bị kêu khi hoạt động?
Có thể do nguyên nhân dàn nóng bị kêu khi máy hoạt động, nhiều khả năng là do những chân đế bằng cao su đã bị chai hoặc ốc bắt đế bị lỏng nên khả năng giảm chấn động không còn tốt, máy bị rung tạo ra tiếng kêu. Có thể do quá lâu không làm vệ sinh máy nên bụi bặm, chất bẩn đóng vào lưới lọc hay các bộ phận khác khiến máy chạy nặng, tạo ra tiếng kêu. Ngoài ra, có thể bị thằn lằn, gián chui vào trong máy và chết ở đó cũng có thể tạo ra tiếng kêu. Trong trường hợp ngay sau khi làm vệ sinh xong, máy hoạt động và tạo ra tiếng kêu thì nên xem lại quá trình lắp đặt. Có thể việc lắp lại mặt nạ, lưới lọc chưa khít hoặc không đúng khớp khiến máy bị kêu khi hoạt động. Có một số tiếng kêu xuất hiện ngay sau khi máy mới đưa vào hoạt động. Đó là kêu do cánh đảo gió bị rít, do tốc độ quạt quá lớn… Những trường hợp này cần báo với nhà sản xuất hoặc nơi bảo hành.
Bao lâu phải làm vệ sinh một lần?
Vệ sinh máy điều hòa phụ thuộc vào môi trường. Nếu sử dụng máy ở những nơi ít bụi bẩn, ít ô nhiễm thì có thể khoảng ba tháng mới phải làm vệ sinh định kỳ một lần. Những bộ phần cần phải làm vệ sinh thường xuyên là : Mặt nạ, lưới lọc ở dàn lạnh bên trong nhà bạn cac bộ phận này bạn có thể tự làm bằng cách lật mặt nạ máy lạnh, gỡ tấm lưới ra chùi rửa bằng bàn chải, nước và sau đó ráp lại theo đúng khớp. Có thể lau chùi hoặc dùng máy hút bụi để hút bụi bẩn bám vào bên mặt trong của máy, các cánh đảo gió. Riêng những bộ phận của dàn nóng cũng cần làm vệ sinh định kỳ 3-6 tháng/lần. Những bộ phận này khi làm vệ sinh phải cần đến thợ chuyên môn vì phải dùng những thiết bị, hóa chất chuyên dùng để hút bụi bẩn, tẩy các chất dơ bám vào dàn nóng.
Lưu ý khi sử dụng máy lạnh.
- Không đặt nhiệt độ quá thấp. Nên sử dụng các chức năng hẹn giờ và đặt chế độ ngủ vào ban đêm.
- Định kỳ làm sạch dàn nóng và lưới lọc không khí cục trong. Nếu máy vẫn ít lạnh phải gọi thợ kiểm tra gas trong máy.
- Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào máy.
- Để hiệu quả và tiết kiệm phải chú ý: cục nóng phải thông thoáng để giải nhiệt.
- Sử dụng và thao tác máy lạnh theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất và tài liệu hướng dẫn kèm theo máy.
- Nên bảo trì vệ sinh máy bốn tháng một lần để sử dụng được bền và đỡ hao tốn điện năng.
Để chiếc máy lạnh của bạn được vận hành một cách tốt nhất, hãy liên hệ với Trung Tâm Điện Lạnh để được tư vấn miễn phí, đặt chu kỳ bảo trì và vệ sinh máy lạnh hợp lý nhằm bảo vệ sức khỏe cho nhân viên trong công ty và người thân trong gia đình của bạn.
Tổng Đài Liên Hệ : 08.6273.2222